Giới thiệu về cấu tạo thang máy
Bản vẽ cấu tạo chung thang máy:
– Hố thang máy gia đình được chia làm 4 bộ phận cơ bản. Mỗi một bộ phận sẽ có cấu tạo khác nhau:
+ Hố pít thang máy : Là phần dưới cùng của thang máy, thường thấp hơn mặt sàn tâng dưới cùng khoảng 800mm – 1400mm.
+ Hố thang máy: Là khoảng không gian nằm theo phương thẳng đứng từ trên xuống dưới có kích thước khoảng hơn 2m2.
+ Phòng máy : là phần chứa động cơ thang máy nằm ở trên cùng của giếng thang máy (Đối với thang có phòng máy).
– Các thiết bị trong thang máy cấu tạo nên chiếc thang máy hoàn chỉnh
+ Động cơ thang máy ( Motor, máy kéo)
+ Tủ điều khiển bao gồm: Điều khiển tín hiệu, điều khiển động lực.
+ Cabin thang máy, cửa tầng, cửa cabin
+ Rail, cáp
+ Thắng cơ
+ Giảm chấn
+ Đối trọng thang máy
+ Cabin thang máy
– Dưới đây sẽ là phân tích kỹ hơn về tác dụng cũng như nhiệm vụ của các thiết bị thang máy nêu trên
+ Để đặt thang máy thì người ta không thể bỏ qua phần thiết kế của hố thang máy đây là phần không gian diện tích trong tòa nhà được thiết kế riêng để đặt thang máy. Thiết kế này phải phù hợp với kích thước thang máy : chiều cao, độ rộng , độ thông thoáng
+ Cấu tạo thang máy cũng được phân theo thiết kế của thang máy. Hiện nay có hai loại thang máy gồm thang máy không phòng máy và thang máy có phòng máy. Đối với loại thang máy có phòng máy thì phần phòng máy được đặt trên đỉnh thang hay trên đỉnh giếng thang.
+ Một kết cấu quan trọng trong lắp đặt thang máy đó chính là hố pit. Đây là phần không gian dưới cabin, được đào sâu bên dưới sàn để làm tầng thấp nhất giúp thang di chuyển khi đi đên tầng thấp nhất.
Phần giếng thang và phòng máy cũng khá quan trọng vì nó đảm bảo an toàn cho động cơ và các thiết bị điện được lắp đặt kín trong đó.
Control Panel:
Là hệ thống điều khiển của thang máy được lập trình tự động khiến thang máy hoạt động một cách trơn tru không gặp phải sự cố. Nó được thiết kế bao gồm các phần điện tử và thiết bị điện tử. Để đảm bảo an toàn và tính thẩm mỹ cho công trình nên toàn bộ các thiết bị này sẽ được lắp đặt tại phòng máy nằm trên cùng của cabin. Với hệ thống điều khiển mới thì bạn có thể cùng lúc thực hiện nhiều lệnh gọi tầng cùng một lúc trong lúc dừng hoặc lúc thang đang di chuyển.
Hệ thống điều khiển này mang đến năng suất cao cho hoạt động cảu thang máy. Liên kết giữa các nút ấn tới hệ thống điều khiển, từ đó phát lệnh cho các thiết bị cơ học hoạt động nhịp nhàng. Ngoài ra thang máy còn được lắp thêm hệ thống đèn tín hiệu ở cửa tầng và cả trong cabin chúng ta có thể nhận biết được tình trạng hoạt động của thang và vị trí của thang máy.
Rail thang máy:
+ Để thang máy di chuyển đúng hướng, đối trọng của thang máy đúng và không bị lệch ra khỏi thiết kế thì người ta đã thiết kế ray dẫy đường, nó được lắp dọc theo giếng thang khi lắp đặt thang máy.
+ Trên nóc giếng thang thường lắp motor đây là động cơ của thang máy. Thiết bị này khâu dẫn động đến hộp giảm tốc theo một vận tốc cho sẵn, từ đó làm quay puli để kéo cabin hoạt động lên xuống. Đối trọng và cabin được liên kết với nhau nhờ hoạt động của motor đối trọng, trong khi đó người ta sử dụng hệ thống puli ma sát treo cabin kết hợp với sợi cáp nâng.
+ Do cấu tạo thang máy mà chuyển động lên xuống phần lớn dựa vào cabin và đối trọng nhờ cáp nâng khi có các chuyển động từ cáp nâng nhờ puli ma sát quay, nguyên do chính là motor kéo tạo nên dây truyền hoạt động . Cho nên motor kéo hoạt động là một điều hết sức quan trọng. Sẽ có tủ điều khiển riêng để đặt hệ thống điều khiển, để thuận tiện cho việc điều chỉnh.
Động cơ thang máy:
+ Quá trình dừng tầng có nhịp nhàng và êm ái hay không hoàn toàn phụ thuộc vào cấu tạo thang máy hệ thống phanh được gắn trên motor kéo. Nhằm giữ cabin dừng đúng tầng và chính xác. Động cơ và phần tang phanh được gắn đồng trục với nhau khiến quá trình dừng tầng đúng vị trí.
Bộ giảm tốc, giảm chấn:
+ Do cấu tạo thang máy có thể di chuyển quá nhanh hoặc quá chậm cho nên các nhà thiết kế đã đặc biệt xử lý tình huống này bằng bộ hạn chế tốc độ. Nó xuất hiện như là bộ phận đảm bảo tốc độ thang máy luôn trong mức an toàn.
+ Khi di chuyển đôi lúc ta có thể cảm nhận được thang máy đang rung chuyển, hay lúc gần dừng tầng thì thang máy hơi rung lắc. Hiện tượng này sẽ được khắc phục với thang máy có lắp giảm chấn, nó được lắp ở dưới thang máy. Hoạt động chính đó là dừng đỡ cabin làm giảm sự dung lắc do dừng tầng của thang máy.
Cabin thang máy:
+ Trong cấu tạo thang máy một bộ phận quan trọng nữa mà ta có thể nhận biết ngay đó chính là cửa thang máy. Hiện nay cửa thang máy gia đình được lắp với hoạt động gồm hai loại chính : cửa thang mở dồn về một bên và cửa mở về hai bên.
+ Cabin là bộ phận chính để giúp khách hàng di chuyển, hay nói cách khác đó chính là thùng thang. Cấu tạo thang máy bên trong cabin có thể trang trí thêm nội thất hoa văn, gương, hay màn hình điện tử… tùy thuộc vào mục đích sử dụng của người dùng. Nó còn rất phong phú và đa dạng với nhiều kiểu dáng khác nhau, khách hàng có thể thoải mái lựa chọn.
Cáp thang máy có cấu tạo từ rất nhiều các sợi thép nhỏ tiết dầu ở giữa lõi:
Việc lắp đặt thang máy ngày nay coi như là một dịch vụ không mới ở trong các công trình xây dựng hiện nay. Chọn và quyết định mua thang máy của chủ công trình là một phần trong các giai đoạn đưa thang máy vào sử dụng, ngày càng phổ biến, thang máy có mặt khắp mọi nơi : trong các công trình công cộng, trường học, trung tâm thương mại….thậm chí thang máy còn được lắp đặt trong các hộ gia đình . Các chủ công trình cũng phải có một số kiến thức cơ bản về cấu tạo thang máy. Bài viết sau đây sẽ giúp các bạn có một cái nhìn khái quát và rõ hơn về cấu tạo thang máy.